1. Có nên bố trí bếp ở dưới cầu thang?
Nếu bạn may mắn sở hữu một không gian sống rộng rãi với diện tích lớn thì việc sắp xếp, bố trí nội thất rất đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, với những căn nhà nhỏ, có diện tích khiêm tốn thì đây quả là một bài toán “khó giải”. Vì thế, bố trí một góc bếp nho nhỏ dưới cầu thang là gợi ý thông minh trong cách thiết kế nội thất.
1.1. Ưu điểm
-
Mở rộng diện tích sử dụng
Có vẻ nhìn qua, không gian dưới gầm cầu thang sẽ khá chật hẹp và chúng ta chỉ nghĩ đây chỉ là nơi để chứa một số đồ vật ít khi dùng đến.
Tuy nhiên, qua con mắt tài tình của các kiến trúc sư thì đây là khoảng không ấn tượng, biến “điểm chết” thành vị trí để xây dựng những không gian thú vị như bếp ăn chẳng hạn.
Bạn có thể trổ tài nấu nướng của mình tại góc bếp nhỏ xinh này để tự do sáng tạo các món ăn ngon và hấp dẫn cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể đặt bếp lò cùng chậu rửa tại khu vực này sẽ rất tiện lợi cho việc bếp núc.
-
Không gian tầng trệt trở nên gọn gàng ngăn nắp, rộng rãi
Hãy thử tưởng tượng xem, ngoài công năng kết nối các tầng lại với nhau thì vị trí gầm
cầu thang lại được thiết kế thành bếp nhỏ, thật ấn tượng đúng không?
Điều này giúp không gian tầng trệt nhà bạn trở nên ngăn nắp, gọn gàng, thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó, khi đặt chiếc tủ bếp ngay dưới chân cầu thang và đóng chúng lại sau khi không sử dụng tới, bạn sẽ thấy được nó hữu ích như thế nào, kích thước của tủ vừa khít với chiều sâu của cầu thang. Giờ đây, bạn sẽ không thấy bất cứ sự xáo trộn nào ở khoảng trống này nữa.
-
Sử dụng tối đa được khoảng không gian dưới cầu thang
Nhiều lúc việc bếp núc bận rộn khiến bạn vô tính làm căn bếp trở nên chật chội và lộn xộn thì với việc tận dụng chiều cao trên tường của gầm cầu thang thành kệ gắn tường đặt ngay phía trên, bạn có thể để ty tỷ các thứ vào đó. Sau khi sử dụng xong, đóng cửa lại bạn sẽ thấy không gian bếp trở nên gọn gàng và rộng rãi hơn.
Cách bố trí bếp ở dưới cầu thang hợp phong thuỷ
1.2. Nhược điểm
Theo quan niệm xưa thì việc bố trí bếp ở dưới cầu thang là không nên. Bởi đây là cầu nối giúp bạn di chuyển từ các tầng với nhau và cũng được xem là phương tiện di chuyển dòng khí từ tầng dưới lên tầng trên.
Vì thế, nếu thiết kế bếp ở dưới gầm cầu thang có thể khiến khí nóng trở nên hỗn loạn làm nhiễu các dòng khí với nhau. Điều này khiến cho dòng khí tốt lành sẽ bị chặn lại ngay từ dưới mà không lên được tầng trên.
Bếp thuộc khí Hỏa mà cầu thang là phương tiện đi lại của mọi người. Do vậy, khi đặt bếp ở vị trí này có thể gây nên sự lục đục giữa các thành viên trong gia đình hoặc bị nóng trong người dễ gây nổi cáu và bất an.
Cho tới hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh về vấn đề này. Tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu bạn muốn tận dụng gầm cầu thang để thiết kế bếp nhỏ thì cần tìm hiểu cụ thể các yếu tố liên quan đến phong thủy như: hướng hợp mệnh, nội thất là gì, màu sắc nào chủ đạo,...
2. Cách bố trí bếp ở dưới cầu thang hợp phong thuỷ
Để thiết kế bếp ở dưới cầu thang thì cần tính toán chi tiết về kích thước, chiều rộng, cao, dài như thế nào, đồ nội thất nào phù hợp. Dưới đây làmột số gợi ý dành cho bạn:
2.1 Chọn kích thước tủ bếp
Bạn cần đo đạc chính xác kích thước chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của gầm cầu thang để lựa chọn hoặc tự thiết kế nội thất sao cho phù hợp, tránh sai sót quá lớn hoặc quá bé khiến công trình mất sự cân đối.
2.2 Chọn màu sắc chủ đạo
Bạn nên sử dụng các màu sắc nhã nhặn, không cần quá nổi bật đồng thời ốp gạch trên tường phía trên tủ bếp để tránh bẩn tường sơn. Đối với màu bếp thì nên chọn những màu sắc hợp với mệnh của gia chủ để tạo sự may mắn.
2.3 Thiết kế ánh sáng cho bếp
Gầm cầu thang là khu vực ít nhận ánh sáng tự nhiên, đặc biệt nếu đụng vách ngăn phòng khách thì rất càng khó nhận ánh sáng mà đây lại là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc nội trợ.
Vì thế, nếu quyết định thiết kế bếp ở dưới cầu thang thì cần chọn những đèn có nhiều bóng, tốt nhất là đèn chùm hiện đại, đơn giản và tránh những đèn chùm rườm rà không phù hợp với không gian chật chội
2.4 Bố trí bàn ăn ở vị trí phù hợp
Bàn ăn nên bố trí phía sau cầu thang song song với hướng lan can cầu thang nếu thiết kế nhà bạn ngăn cách phòng khách với không gian phía trong cầu thang. Bạn có thể chọn bàn theo kiểu hình chữ nhật hoặc hình tròn có kích thước nhỏ để tiết kiệm diện tích.
3. Một số lưu ý về cách đặt nhà bếp dưới gầm cầu thang
3.1. Về phong thủy
Nếu muốn thiết kế phòng bếp, bạn cần lưu ý những điểm như sau:
-
Nên đặt bếp ở hướng xấu nhìn về hướng tốt, điều này giúp gia đình bạn xua tan những điều không may mang đến hạnh phúc, tài lộc cho các thành viên.
-
Không nên đặt nhà bếp gần nhà xe để tránh bụi bặm, hỏa hoạn cũng như tránh xa những chỗ nuôi động vật, tránh ô uế.
-
Tuyệt đối không được thiết kế bếp quay ra cửa chính.
-
Không đặt phòng bếp đối diện với các không gian như: phòng ngủ, phòng khách, nhà vệ sinh.
-
Không đặt bếp gần tủ lạnh hoặc bồn rửa chén.
-
Bếp không được đặt áp tường vào bàn thờ, bồn cầu.
-
Không nên đặt bếp tại vị trí có xà ngang đè qua.
3.2. Cách trang trí phòng bếp
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi trang trí phòng bếp:
-
Bạn nên chọn những màu trang trí phòng bếp hợp với các mệnh như: Thổ, Mộc, Hỏa.
-
Nếu có thể nên thiết kế tủ bếp làm bằng gỗ tự nhiên là tốt nhất.
-
Nên thiết kế hệ thống máy hút mùi và thông gió để làm sạch bầu không khí sau khi nấu ăn xong.
-
Hãy đặt cửa sổ để bếp có thể nhận đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
-
Bố trí hệ thống đèn trong phòng bếp bao gồm như: đèn led, đèn âm trần,...
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách bố trí bếp ở dưới cầu thang hợp phong mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để có thể tránh những rủi ro không đáng có cũng như đón tài lộc, may mắn vào nhà. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và chính xác.
Thiết bị bếp Kanzler
Số điện thoại: 0978889986
Địa chỉ: số 69 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.
Email: thietbibepkanzler@gmail.com
Website:
https://thietbibepkanzler.vn
--------------
Tin liên quan:
Bình luận