1. Giải mã các ký hiệu trên mặt bếp từ
Ký hiệu khởi động bếp (On/ Off)
Để bếp từ bắt đầu hoạt động, trước tiên chúng ta phải khởi động bếp từ. Nút khởi động bếp từ thường được thiết kế ngay một bên góc bếp có ký tự On/Off. Hầu hết các bếp từ đều được ký hiệu nút khởi động bằng ký tự này. Sau khi nhấn nút này khoảng 10s bếp, hệ thống bảng điều khiển bắt đầu phát sáng và bạn đã có thể bắt đầu nấu nướng.

Ý nghĩa các ký hiệu trên bếp từ
Ký hiệu khóa an toàn (Lock)
Phần lớn các mẫu bếp từ phân khúc tầm trung trở lên đều được trang bị tính năng khóa an toàn. Chức năng này giúp người dùng rảnh tay hơn, không lo sợ người cao tuổi hoặc trẻ em chạm vào làm thay đổi chức năng đun nấu hoặc xảy ra tai nạn khi dùng bếp. Thông thường, tính năng khóa an toàn sẽ được ký hiệu bằng chữ “Lock”.
Ký hiệu hẹn giờ nấu ăn
Chức năng hẹn giờ nấu ăn cho phép bạn đặt thời gian nấu nướng theo ý muốn để tranh thủ làm thêm các công việc khác mà không phải đứng canh me bếp. Rất tiện lợi và an toàn. Thông thường, chức năng này sẽ được ký hiệu bằng chữ “Time”.
Ký hiệu tăng hoặc giảm công suất bếp từ
Khi bạn muốn tăng công suất bếp từ thì chọn phím “+”. Nếu muốn giảm công suất đun nấu thì chọn lệnh “-”. Đây là các ký hiệu tăng/giảm trên bếp từ công suất nấu nướng được mặc định ở hầu hết các mẫu bếp từ hiện nay.
Chức năng nấu nhanh
Các mẫu bếp từ cao cấp hiện nay đều được tích hợp chức năng nấu nhanh. Cho phép người dùng có thể tăng công suất bếp lên gấp rưỡi so với thông số kỹ thuật ban đầu. Nếu bạn muốn sử dụng tính năng này thì nhận vào ký hiệu “Booster” nhé.

Các ký hiệu trên bếp từ- Chức năng nấu nhanh
Ký hiệu chọn vùng nấu trên bếp từ
Thông thường, ký hiệu chọn vùng nấu sẽ là một chấm trắng nhỏ bên trong vòng tròn ký hiệu cho vùng nấu. Nếu chấm trắng này ở bên phải là vùng nấu bên phải, ký hiệu chấm trắng bên trái là vùng nấu bên trái. Ký hiệu ở giữa thì vùng nấu ở giữa. Bạn có thể dễ dàng tùy chọn theo nhu cầu sử dụng của mình.
Phím điều khiển các chức năng của bếp
Phím này thường được ký hiệu bằng hình bàn tay. Bạn có thể điều khiển các chức năng nấu nướng một cách đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên không phải mẫu bếp từ nào cũng có chức năng này.
Ký hiệu chức năng nấu lẩu trên bếp từ
Bên cạnh việc dùng bếp từ để nấu các món ăn thông thường như: Xào, luộc, chiên rán,...thì bạn có thể dùng bếp từ để nấu lẩu nữa. Chức năng nấu lẩu của bếp được ký hiệu bằng chữ “hotpot”.
Ký hiệu nướng BBQ trên bếp từ
Đây cũng là một tính năng hiện đại, đa năng của bếp từ hiện nay. Nếu bạn muốn tận dụng bếp từ để chuẩn bị các món nướng yêu thích thì chỉ cần chọn phím có chữ “
BBQ” và có hình các xiên thịt bên trên là được.
Ký hiệu nấu cơm
Nếu bạn muốn dùng bếp từ để nấu cơm thì ký hiệu “rice”. Đây chính là chức năng nấu cơm của bếp từ.
Ký hiệu chiên rán thức ăn
Bếp từ là thiết bị nhà bếp thông minh được trang bị đến 9 chức năng nấu nướng khác nhau. Trong trường hợp bạn muốn dùng bếp để chiên rán các món tủ như: Khoai tây chiên, cánh gà rán,...thì nhấn vào phím “Fry”.
Chức năng ninh, hầm thức ăn
Chức năng này được ký hiệu bằng chữ “Pressure”.
Ký hiệu tiết kiệm điện trên bếp từ
Ký hiệu tiết kiệm điện của bếp từ được ký hiệu bằng chữ “
Inverter”. Sau khi khởi động bếp bạn chọn lệnh này sẽ tiết kiệm được đến 40% nhiên liệu. Tuy nhiên, tính năng này thường chỉ xuất hiện ở các mẫu bếp từ cao cấp.
Ký hiệu giữ ấm món ăn
Nếu bếp từ gia đình bạn có chức năng giữ ấm thức ăn thì trên hệ thống bảng điều khiển sẽ có ký hiệu “Keep warm”. Khi muốn sử dụng tính năng giữ ấm thức ăn thì bạn nhấn vào nút này là được.
Ký hiệu hâm nóng sữa
Một số mẫu bếp từ được trang bị thêm tính năng hâm nóng sữa. Tính năng này rất tiện dụng với các gia đình có trẻ nhỏ. Hoặc nếu bạn thích uống sữa nóng thì đây cũng là một giải pháp hoàn hảo. Chức năng hâm nóng sữa được ký hiệu bằng chữ “Milk”.
Ký hiệu tạm dừng
Nếu bạn có vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản thì sẽ dễ dàng biết được rằng chức năng tạm dừng của bếp từ được ký hiệu bằng chữ “Pause”.
2. Các ký hiệu lỗi trên bếp từ khi sử dụng
Ngoài các ký hiệu thông thường khi sử dụng bếp từ thì các bạn cần biết thêm một số ký hiệu cho thấy bếp đang bị lỗi trong quá trình sử dụng để vận hành bếp một cách an toàn, hiệu quả nhất nhé.
Màn hình LED ký hiệu E0, AD
-
E0: Là ký hiệu báo lỗi cho bạn biết trên bề mặt bếp không có nồi hoặc nồi đang đặt trên bếp không được nhiễm từ. Khi đó, bếp sẽ không thể vận hành.
-
AD: Là ký hiệu cho bạn biết đáy dụng cụ đun nấu bạn đang sử dụng không bằng phẳng. Khi đó bếp cũng không khởi động được. Trong trường hợp này bạn cần thay dụng cụ đun nấu phù hợp là được.

Các lỗi ký hiệu trên bếp khi sử dụng
Màn hình LED ký hiệu chữ E1
Ký hiệu này cho thấy bếp đang bị nóng quá mức an toàn. Nguyên nhân có thể là do bạn đã sử dụng bếp liên tục trong một thời gian dài. Hoặc cũng có thể do quạt tản nhiệt không hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả khiến nhiệt lượng tỏa ra không thoát ra ngoài kịp thời.
Để khắc phục lỗi này, bạn chỉ cần tắt bếp rồi kiểm tra lại chức năng của quạt gió nhé. Nếu quạt vẫn hoạt động bình thường thì bạn để bếp nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi vận hành lại. Trong trường hợp quạt tản nhiệt bị hỏng thì thay thế quạt khác.
Ký hiệu lỗi E2
Đây là ký hiệu cho thấy dụng cụ nấu nướng bạn đang đặt trên bếp không có thức ăn bên trong. Lúc này bếp cũng không vận hành dù bạn đã nhấn nút khởi động. Nhằm tránh hiện tượng cháy nồi, chảo trên bếp và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy trút thức ăn vào nồi để bếp hoạt động bình thường. Nếu bạn đã cho thức ăn vào rồi nhưng bếp vẫn không khởi động thì bạn tắt hẳn bếp, khoảng 10 phút sau khởi động lại và sử dụng bếp như bình thường.
Màn hình LED ký hiệu E3, E4
Thông thường, bếp từ cần nguồn điện duy trì ổn định ở mức 220v. Trong trường hợp nguồn điện không ổn định bếp sẽ xuất hiện các ký tự này. Khi đó, bạn cần kiểm tra lại điện áp gia đình đang sử dụng để khắc phục lỗi nhé.

Ký hiệu trên màn hình led E3 - E4
Ký hiệu E5, E6
Ký hiệu này cảnh báo cảm biến của bếp đã bị quá nhiệt. Lỗi này tương tự như việc bếp bị nóng quá mức an toàn. Lúc này bạn tắt bếp khoảng 10 phút, sau đó sử dụng lại như bình thường.
Ký hiệu E7, E8
Đây là lỗi cho thấy bếp từ kết hợp hồng ngoại đang bị hở điện, hở mạch điện. Có thể gây chập, cháy và nguy hiểm cho người sử dụng. Lúc này bạn cần liên hệ nhân viên kỹ thuật để khắc phục sự cố. Không nên tự ý sửa chữa gây nguy hiểm cho mình.
Ký hiệu E9
Ký hiệu này cho thấy bếp đang bị mất kiểm soát, tức là bếp đang bị loạn chức năng. Bạn cần gọi nhân viên kỹ thuật để sửa chữa nhé.
Ký hiệu EF
Ký hiệu này cho thấy bề mặt bếp đang bị ướt do bị đổ nước hoặc thức ăn trào ra. Bạn hãy tắt bếp, sau khô bếp, sau đó mới sử dụng lại.
Như vậy bài viết trên đây đã thông tin đến bạn đọc hầu hết các ký hiệu trên bếp từ. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, hãy liên hệ lại cho chúng tôi để được giải đáp miễn phí nhé!
Thông tin liên hệ:
Thiết bị bếp Kanzler
Số điện thoại: 0978889986
Địa chỉ: số 69 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.
Email: thietbibepkanzler@gmail.com
Website: https://thietbibepkanzler.vn
-----------------------------
Tin liên quan:
Bình luận