I. Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện của bếp từ
Để hiểu được
sơ đồ mạch điện bếp từ là gì, chúng hoạt động dựa trên nguyên lý như thế nào, mọi người cần hiểu và phân biệt được bếp từ với các loại bếp điện khác.
Hiện nay,
bếp từ đang là loại thiết bị nhà bếp không thể thiếu trong các gia đình Việt, giúp bạn có bữa ăn ngon hơn, tiết kiệm thời gian đun nấu cũng như tiết kiệm được nhiều liệu hơn. Ngoài ra, việc vệ sinh, lau chùi,
bảo dưỡng bếp từ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Đặc biệt là loại bếp này còn mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao cho không gian bếp của mọi gia đình.
Bếp từ là một loại thiết bị điện tử hoạt động dựa trên năng lượng điện với độ bền và tuổi thọ cao. So với các loại bếp truyền thống trước đây như bếp điện,
bếp ga, bếp lò thì bếp từ được đánh giá là có tuổi thọ cao nhất.
Mặc dù vậy, bếp từ cũng chỉ là thiết bị hỗ trợ con người, do đó trong quá trình sử dụng nó vẫn gặp phải những “trục trặc kỹ thuật”. Bởi vậy, mọi người cần nắm rõ được các thông tin về sơ đồ mạch điện của bếp từ trước khi mua để biết cách xử lý, không phải mang ra tiệm sửa chữa, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Sơ đồ mạch điện của bếp từ là bộ phận tạo ra dòng điện và từ trường để làm nóng đáy nồi giúp làm chín thức ăn. Đem đến bữa cơm thơm ngon, chuẩn vị nhất cho các gia đình. Sơ đồ mạch điện của bếp từ đóng vai trò quyết định đối với sự xuất hiện của nguồn điện cũng như từ trường sản sinh ra để hoàn thành nhiệm vụ này.
Sơ đồ mạch điện bếp từ chi tiết
II. Chi tiết sơ đồ mạch điện bếp từ từng bộ phận
Sơ đồ mạch điện của bếp từ gồm những bộ phận dưới đây:
1. Nguồn định và mạch chỉnh lưu Power Source And Rectifier
Power Source And Rectifier có vai trò nhận nguồn điện từ bên ngoài vào bếp từ để điều khiển hoạt động của bếp. Bộ phận này gồm các linh kiện chủ yếu là cầu chì có tác dụng bảo vệ hệ thống mạch lọc nhiễu cao tần, cầu đi-ốt chỉnh lưu để đổi sang điện áp DC và quá dòng nguồn điện.
2. Nguồn chuyển mạch đóng mở, nguồn xung (SMP S)
Nguồn xung trong sơ đồ mạch điện bếp từ giữ nhiệm vụ tạo ra các định mức điện áp DC để cung cấp điện áp DC cho các bộ phận khác thuộc mạch điện của bếp từ gồm các điện áp:
-
5V DC: Cung cấp nguồn điện cho khối vi xử lý MCU.
-
12V: Cung cấp nguồn điện cho quạt làm mát hệ thống mạch của bếp.
-
15V-18V: Cung cấp điện áp cho tầng khuếch đại xung.
3. Sò công suất bếp từ (IGBT) chân G-C-E
Sò công suất bếp từ
IGBT là bộ phận tiêu tốn điện năng nhất của các loại bếp từ. Bộ phận này giữ vai trò tạo ra dòng sóng điện cao tần và đóng mở chúng khi không có nhu cầu sử dụng.
Dòng điện của sò công suất chạy qua cuộn dây dẫn bên trong bếp từ để sinh ra từ trường trong bán kính vài mm bên trên mặt bếp từ đồng thời làm nóng đáy nồi để đun chín thức ăn.
4. Cuộn dây panel của bếp
Bất kỳ một loại bếp từ nào cũng được thiết kế thêm một cuộn dây panel đi kèm. Cuộn dây này có chức năng phát nguồn từ trường tạo ra
dòng điện Foucault bên trên mặt bếp. Ngay sau đó đáy nồi, xoong sẽ hấp thụ nhiệt để tiến hành quá trình làm chín thức ăn.
5. Tầng khuếch đại thúc ( IGBT drive)
Bộ phận IGBT drive có nhiệm vụ khuếch đại xung điện một cách hiệu quả nhất để đưa nguồn điện đến chân G của sò công suất bếp từ.
6. Cảm biến nhiệt độ (Temp)
Hầu hết các loại bếp từ đều có bộ phận này trong sơ đồ mạch điện. Nó được chia thành 2 loại cảm biến khác nhau. Một loại được gắn ở đáy vật dụng dùng để nấu thức ăn. Trong trường hợp thức ăn đang đun nấu bị cạn nước nó sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo cho người nội trợ biết. Lúc này CPU của bếp sẽ tự động ngắt nhiệt.
Các loại bếp từ cao cấp thì CPU có thể tự động ngắt luôn dòng điện của bếp. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của bếp từ so với các dòng bếp khác giúp ghi điểm mạnh mẽ đối với người tiêu dùng.
Cảm biến thứ 2 của bếp được gắn ở con ốc bắt vào sò công suất có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ của con sò này.
Nếu trong quá trình đun nấu, sò công suất IGBT bị quá tải nhiệt thì CPU sẽ tự động ngắt dao động. Phát tín hiệu cho sò công suất IGBT để nó tự động đóng nguồn điện. Chức năng này giúp kéo dài tuổi thọ của các linh kiện trong sơ đồ mạch điện bếp từ.
7. Khối vi xử lý (MCU)
Quá trình vận hành của khối vi xử lý đã được lập trình sẵn từ chương trình mặc định của nhà sản xuất. Sau khi nhận được tín hiệu từ các thao tác của người sử dụng, khối vi xử lý sẽ hoạt động theo đúng những gì đã được lập trình và phát ra xung điện để kích hoạt chức năng của sò công suất hoạt động.
Thời gian cũng như bán kính nhận tín hiệu của bếp từ được thay đổi bởi xung điện từ bộ phận này phát ra theo phần mềm đã được thiết lập ban đầu.
Sơ đồ mạch điện bếp từ midea hay bếp từ media hoặc các loại bếp từ khác đều được trang bị bộ MCU có tác dụng ngắt nhiệt khi trên bề mặt bếp không có thiết bị đun nấu (nồi, xoong, chảo,...).
Ngoài ra, một số bếp từ cao cấp như Kanzler, blacker,....bộ MCU còn có thể kiểm soát được nhiệt độ của các loại nồi và điều chỉnh năng lượng điện phù hợp. Vừa có tác dụng tiết kiệm điện, vừa kéo dài tuổi thọ của các linh kiện trong sơ đồ mạch điện bếp từ.
8. Các phím điều khiển (keyboard)
Các phím điều khiển trên bề mặt bếp từ đã được thiết lập sẵn công năng khi sản xuất. Các phím điều khiển thường được thiết kế bằng hệ thống cảm ứng siêu nhạy được hoạt động theo sự điều khiển của CPU.
9. Quạt làm mát (FAN)
Trong một sơ đồ nguyên lý mạch điện bếp từ trong bất kỳ một loại bếp từ nào cũng không thể thiếu bộ phận này. Quạt tản nhiệt có vai trò làm mát sơ đồ mạch điện và hệ thống linh kiện cũng như các bộ phận khác. Hạn chế nguy cơ chập cháy nổ đồng thời kéo dài tuổi thọ của bếp.
10. Hệ thống tín hiệu đồng bộ
Nếu bạn quan sát và tìm hiểu về sơ đồ mạch điện bếp từ supor hay bếp midea sẽ biết, bộ phận tín hiệu đồng bộ của bếp nhận tín hiệu và hoạt động dựa trên sự điều khiển của 2 đầu cuộn dây của bếp từ. Hệ thống này có chức năng hỗ trợ CPU nhận diện được sự xuất hiện của các loại vật dụng đun nấu đang được đặt trên mặt bếp.
11. Chuông báo (Buzzer)
Chuông báo trong sơ đồ mạch nguồn bếp từ thường có tiếng kêu bíp bíp hoặc tít tít,...để phát tín hiệu cho người dùng biết lệnh điều khiển đã được ghi nhận để hoạt động theo nhu cầu sử dụng của người nội trợ.
Ngoài ra, hệ thống chuông báo còn phát ra tiếng kêu khi có sự lỗi mạch của mã lỗi E0 đến E9.
12. Đèn hiển thị (Display)
Đèn hiển thị là bộ phận có mặt trên hầu hết các sơ đồ mạch điện bếp từ. Đèn hiển thị thường được thiết kế bằng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ giúp bạn biết được bếp đang được đun nấu bằng chế độ nào.
13. Điện áp và dòng điện bếp (System Voltage-System Curren)
Đây là các loại tín hiệu được phát ra để khối vi xử lý CPU nhận diện được hiện trạng điện áp cũng như dòng điện của bếp đang được hoạt động theo cơ chế nào.
System Voltage - System Curren chính là các tín hiệu để khối vi xử lý CPU biết được tình trạng điện áp và dòng điện của bếp từ đang hoạt động như thế nào.
14. Hệ thống báo quá nhiệt (Over Current)
Hệ thống báo quá nhiệt sẽ phát ra tín hiệu khi bếp đang phải hoạt động với công suất cao quá mức cần thiết để CPU xử lý. Bằng cách ngắt nhiệt để bếp từ có thời gian “thư giãn”, giúp bếp bền hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về sơ đồ mạch điện bếp từ để người dùng biết nguyên lý hoạt động của chúng. Trong trường hợp lỗi thiết bị bạn sẽ biết cách xử lý chính xác và hiệu quả nhất. Hãy theo dõi website của chúng tôi để được cung cấp thêm nhiều thông tin hơn nữa về các loại bếp từ cũng như nguyên lý hoạt động của nó nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Thiết bị bếp Kanzler
Số điện thoại: 0978889986
Địa chỉ: số 69 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.
Email: thietbibepkanzler@gmail.com
Website:
https://thietbibepkanzler.vn
---------------------
Bình luận